Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

Những phong tục ý nghĩa trong ngày tết cổ truyền Việt Nam

1. Tống cựu nghinh tân.
Thường thì cuối năm, gia đình mình thường sẽ dọn sạch sẽ nhà cửa, giặt chăn màn, quét dọn bàn thờ tổ tiên, mua sắm quần áo mới và thức ăn dự trữ cho ngày tết.
Nhiều gia đình thường dặn con cháu trong nhà từ lúc giao thừa trở đi thì không được xích mích hay to tiếng với nhau. Nếu hàng xóm có bất hòa, thì phải giải quyết trong năm cũ, tất cả mọi người dù lạ hay quen thì sau giờ phút giao thừa đều niềm nở, vui vẻ và chúc nhau mọi điều tốt lành.

2. Lễ rước vong linh ông bà.
Chiều 30 tháng Chạp, gia đình chúng ta thường chuẩn bị thức ăn, trái cây để dâng lên cúng ông bà tổ tiên. Đây cũng là lúc mà cả gia đình quây quần bên nhau để nhớ về ông bà tổ tiên, cùng ôn lại chuyện năm cũ và ước nguyện cho năm mới tốt lành.

3. Xông nhà
Nhớ là hồi xưa gia đình mình hay có tục xông nhà (hay nhiều người gọi là "xông đất"). Người đầu tiên bước chân vô nhà mình sẽ mang lại vận may hay xui cho gia đình mình cả năm. Tập tục này vẫn đang được duy trì, nhưng thường thì những ngày gần cuối năm mọi người thường tìm những người nào hợp tuổi và nhẹ vía để mời đến xông đất đầu năm. Những người nặng vía thì sẽ bị gia chủ đổ lỗi xui xẻo cả năm cho người đó. Cũng vì sự ngại ngùng này mà càng những dịp tết sau này, không khí tết càng ngày càng chán hơn. Mùng 1 tết đầu năm thì cứ phải đến buổi trưa mới có người đi chúc tết.

4. Hái lộc
Thường thì sau phút giao thừa, mọi người sẽ rủ nhau đi chùa hái lộc đầu năm, họ sẽ hái một cành lộc non và mang về nhà, bởi vì ai cũng hy vọng năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, may mắn và hạnh phúc.

5. Chúc thọ, chúc tết.
Nhớ lúc còn nhỏ, cứ đón giao thừa xong là mấy anh em mình lại chúc ông, bà, cha, mẹ đầu năm mới mạnh khỏe, và thế là được lì xì. Rồi thì cứ 3 ngày đầu năm thì người lớn lại chuẩn bị ít tiền mới để lì xì cho trẻ em hàng xóm. Thường thì mọi người luôn chúc nhau có sức khỏe, làm ăn phát đạt, chúc nhau tốt lành, và đặc biệt là kiêng mấy lời xui xẻo cả năm. Thiết nghĩ, đây là nét đẹp trong văn hóa của người Việt, vì khi đó con cháu lại bày tỏ lòng hiếu thảo, sự kính trọng, kính yêu đến ông, bà và cha mẹ.

Trong những ngày đầu năm mới, mọi người thường kéo nhau đến chúc mừng năm mới, chúc nhau những điều tốt lành. Đây cũng là dịp để những hờn giận năm cũ được xóa bỏ bằng những cái bắt tay. Những ly rượu nhẹ được mời nhau để hướng đến những điều tốt lành cho năm mới.

6. Lì xì.
Cứ đến tết là trẻ con đều ăn mặc quần áo đẹp, chúc người lớn những điều tốt lành. Và cha, mẹ lại phát lì xì cho con, cháu bằng những tấm thiệp đỏ, đồng thời cha mẹ dành lại những lời chúc như "mau ăn chóng lớn", "học giỏi", "mạnh khỏe"...

Phong tục là 1 nét đẹp của người Việt

7. Qùa tết, lễ tết.
Đi chúc Tết kèm theo những món quà, giỏ quà là điều vô cùng quý, đặc biệt là những ngày trước Tết. Bởi dù to hay nhỏ món quà ấy đều thể hiện mối ân tình, sự biết ơn và tôn kính.

Các cụ ngày xưa đã có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, vì vậy chúng ta không nên lạm dụng quà Tết, lễ Tết để thể hiện “cho được” tình cảm của mình với người thân, bạn bè, làng xóm… Tình cảm phải thực từ tâm, những lời chúc ý nghĩa, ly rượu thơm nồng chan chứa tình cảm, cái bắt tay hay vòng tay siết chặt… tất cả đều thể hiện nét đẹp văn hóa trong phong tục ngày Tết cổ truyền dân tộc..

8. Khai nghề
Cha mẹ thường hay nhắc anh em nhà mình là sau giao thừa nên "khai bút đầu xuân", thường thì đó là giờ đẹp để học sinh khai bút, Cũng giống như các ngành nghề, họ thường hay chọn giờ đẹp để khai nghề, nhằm giúp cho cả năm làm ăn phát đạt hơn.

9. Kiêng không đổ rác đi trong 3 ngày tết.
Tục này nguyên từ bên Tàu, trong “ Sưu thần kỳ” có chuyện người lái buôn tên là Ân Minh được thuỷ thần cho một con hầu tên là Như Nguyệt, đem về nhà được vài năm thì giàu lên. Một hôm nhân ngày mồng Một tết, Ân Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà Ân Minh lại nghèo đi. Kể từ đó kiêng không hốt rác ngày tết, ta bắt chước và đến nay vẫn nhiều người theo tục này.

10. Cúng giao thừa ngoài trời.
Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên Đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom thiên hạ dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có vị trí như quan toàn quyền. Và các cụ hình dung phút giao thừa là lúc bàn giao các quan quân quản hạ giới hết hạn kéo về trời và quan quân mới được cử thì ào ạt kéo xuống hạ giới tiếp quản thiên hạ.

Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả… ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới để mong các quan phù hộ cho một năm mới mọi sự tốt lành.

11.Mâm ngũ quả.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, trên bàn thờ của mọi gia đình người Việt đều bày mâm ngũ quả cúng gia tiên. Ngũ quả – thể hiện cho 5 vị Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, 5 yếu tố được cho là đã cấu thành nên vũ trũ trong quan niệm của Khổng giáo.

Ngoài ra, ngũ quả còn được xem như biểu tượng cho thành quả sau một năm lao động miệt mài của những người nông dân. Những sản vật kết tinh từ mồ hôi, công sức của những người dân lao động chắt chiu qua những vụ mùa. Để đến khi xuân sang nắng ấm, lựa dịp tốt lành mà thành kính dâng lên ông bà tổ tiên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét